Bạn đang tìm kiếm SEO Checklist đầy đủ nhất để giúp tăng trưởng traffic cho website?
Dưới đây là những việc mà bọn mình đã và đang áp dụng cho chính những website của bọn mình: ecommerce và blog. Nếu những tinh chỉnh nhỏ dưới đây giúp hỗ trợ bọn mình thì hy vọng nó có thể giúp bạn. Bạn không nhất thiết phải có hết tất cả những điều bên dưới nhưng cứ cố hết sức. Áp dụng từng chút một và quan sát.
Nào bắt đầu nhé.
SEO Checklist cơ bản
1. Cài đặt SEO Plugin (Yoast SEO)
Yoast SEO là một plugin hỗ trợ SEO cho WordPress.
Nó tạo sitemaps, tối ưu hóa thẻ Meta, đếm số lượng ký tự trong bài viết, báo những đoạn (paragraph) quá dài, thiếu headings… Và nó miễn phí.
Bạn có thể tìm những SEO plugin khác phù hợp với mã nguồn của mình. Và tham khảo Yoast SEO blog để tìm hiểu những tips hữu ích khác.
2. Tạo Sitemap
Sitemap nói với Search engine rằng “Đây là những nơi chứa nội dung quan trọng của website này” để nó ưu tiên crawl và index trước.
Thay vì để spider lọ mọ tự tìm đường đi dạo, mất cả tháng. Có bản đồ thì trên dưới 24h là index luôn. Thường thì Sitemaps ở địa chỉ: tenmiencuaban.com/sitemap.xml
Làm sao để tạo sitemap? Dùng Yoast SEO ở trên hoặc dùng những trang tạo sitemap. Google đi nhé.
3. Tạo file robots.txt
robots.txt là file text, nó nói với Search engine rằng “Đây là những nơi được phép và không được phép truy cập”.
File robots thường chứa đường link đến sitemap.xml và những chỉ thị cho phép hoặc không cho phép crawl/index những nội dung nhạy cảm. Thường đó là những nội dung bảo mật. Ví dụ cấm không cho crawl vào khu vực /thanh-toan/
robots.txt ở địa chỉ tenmiencuaban.com/robots.txt
Sử dụng tool tạo robots.txt và đọc thêm về robots.txt tại đây.
4. Cài đặt Google Analytics
Google Analytics là công cụ miễn phí của Google. Nó cho biết bao nhiêu người ghé trang web của bạn, ở lại trong bao lâu và tương tác gì trên đó.
5. Cài đặt Google Search Console
Search Console là công cụ miễn phí của Google. Nó cho biết hiệu năng của trang web và bộ từ khóa trên search engine: bao nhiêu lượt clicks, lượt impression, tỉ lệ click…
Có thể liên kết Search Console và Analytics để có thể xem dữ liệu Search Console trong Analytics
SEO Checklist On-page
1. URL ngắn và đủ
URL ngắn thì dễ đọc, cho cả người lẫn Googlebot.
Nhưng URL phải đủ, tức là mô tả đầy đủ nội dung của page. Đừng vì cố ngắn hơn vài ký tự mà khiến url trở nên khó hiểu.
VD: https://www.handy.vn/seo-checklist
URL trên khá rõ ràng về nội dung mà người dùng nhận được khi bấm vào: Checklist dành cho SEO. Và nó ngắn, dễ đọc.
2. Tiêu đề và Meta chứa từ khóa
Đây là yếu tố SEO Onpage quan trọng nhất. Tiêu đề HẤP DẪN tăng tỉ lệ click (CTR).
Tiêu đề ngắn gọn, mô tả đầy đủ, chứa từ khóa chính. Giới hạn 585px, khoảng 55-60 ký tự.
Còn nhiều thông tin gây tranh cãi về giá trị của Meta description. Nhưng mục đích của thẻ Meta vẫn luôn nhất quán: khiến người tìm kiếm trên Google muốn click vào link của bạn. Nên có vẫn hơn không. Vì thế hãy viết thẻ Meta sao cho: ngắn (khoảng 155 ký tự), đầy đủ nội dung, chứa từ khóa chính.
Sử dụng công cụ Serpsim để xem trước snippet kết quả tìm kiếm Google.
3. Dùng 1 thẻ H1 cho trang web
Google bảo có thể dùng nhiều thẻ H1.
As many as you want.
— 🍌 John 🍌 (@JohnMu) April 12, 2017
Bọn mình nghĩ vẫn chỉ nên dùng 1 thẻ H1. Thường đó chính là page title.
4. Tối ưu hóa hình ảnh với thẻ Alt
Alt text nói cho Googlebot nội dung của hình ảnh.
Alt text is extremely helpful for Google Images — if you want your images to rank there. Even if you use lazy-loading, you know which image will be loaded, so get that information in there as early as possible & test what it renders as.
— 🍌 John 🍌 (@JohnMu) September 4, 2018
Bạn có muốn Google hiểu được nội dung hình ảnh của bạn không? Tốt, gõ Alt text đi, tốn vài giây thôi.
5. Thêm Schema Markup
Schema markup giúp Search engines hiểu nội dung của bạn ở dạng thực thể (entity): Đó là sản phẩm hay công thức nấu ăn, người hay blog. Nó giúp thay đổi cách hiển thị snippet trên trang kết quả tìm kiếm SERPs. Nó giúp tăng tỉ lệ click-through-rate cho link của bạn.
Đây là kết quả tìm kiếm đã được schema markup cho từ khóa “pizza dough”
Đây là kết quả tìm kiếm chưa có schema markup:
Bạn muốn click vào kết quả tìm kiếm nào?
Làm thế nào để cài đặt Schema Markup? Google nhé. Rồi nhờ bạn web developer hỗ trợ.
6. Link nội bộ vừa đủ và phù hợp
Mục đích của internal links là: Giúp người dùng và Googlebot đi sâu vào những nội dung khác của website của bạn. Nhưng cũng chính lúc click vào link “Xem thêm tại…”, sự tập trung của người dùng cũng bị chuyển hướng theo, xa khỏi nội dung đang đọc.
Vì thế đừng cố nhồi link vào bài viết của bạn. Chỉ dẫn Internal link tại những vị trí thực sự cần thiết.
7. Thêm Outbound link
Khi bọn mình viết bài này, bọn mình dẫn link outbound về nguồn tư liệu từ NeilPatel, Ahref blog.
Link outbound giúp người dùng và Google đào sâu vào những nội dung liên quan của website khác. Qua đó Google “hiểu” hơn về nội dung của bạn thông qua nội dung liên quan. Và cũng tương tự link inbound, link outbound tạm thời chuyển hướng sự tập trung của người dùng ra khỏi nội dung của bạn.
Hãy chèn Outbound link tại những vị trí thực sự cần thiết.
SEO Checklist nội dung
1. Độ dễ đọc
Không ai muốn đọc một trang đầy chữ chi chít cả.
Bạn nên làm nổi bật nội dung quan trọng dưới dạng: blockquote, subheading, hình ảnh.
Các yếu tố khác tuy nhỏ nhưng cần chú ý để giúp người dùng dễ đọc. Như kích cỡ font chữ, độ tương phản màu sắc, nút bấm, khoảng cách giữa các dòng.
2. Sử dụng câu và đoạn văn ngắn
Trừ khi bạn đang viết luận án tiến sĩ hay bài viết hàn lâm. Còn không, hãy cứ viết đơn giản hết mức có thể.
90% dân số thế giới có mức đọc dưới lớp 5.
99,99% người đọc của bạn cũng vậy. Nên hãy sử dụng những câu ngắn, và ngôn từ đơn giản. Hạn chế những câu vượt quá 20 từ. Đoạn văn chỉ nên dưới 6 câu.
Yoast SEO là plugin hỗ trợ rất tốt điều này.
3. Tạo ra nội dung tuyệt vời
Cái này bọn mình vẫn đang nghiên cứu
SEO Checklist Kỹ thuật
1. Tìm và sửa lỗi Crawl
Vào Google Search Console > Coverage
2. Trang web load NHANH
Pagespeed khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng không có nghĩa là bạn phải làm theo cách phức tạp.
GTMetrix và Lighthouse là những công cụ rất chính xác và dễ sử dụng. Báo cáo cho bạn biết những điểm cần tinh chỉnh để nâng cao tốc độ tải trang. Và quan trọng là chúng miễn phí.
Bọn mình đặt mục tiêu Full page load dưới 3s đối với web bán hàng và blog.
3. Trang web thân thiện với di động
82% lượt truy cập blog và ecommerce của bọn mình đến từ mobile. Bởi vậy làm gì thì làm, mobile first!
Sử dụng Mobile-friendly Testing Tool của Google để kiểm tra độ thân thiện nè.
4. Sử dụng https
Https là một trong những yếu tố xếp hạng. Google đánh giá cao những nỗ lực bảo mật cho người dùng.
Những website lớn đã chuyển hết sang giao thức https rồi, bạn cũng nên thế. Nhất là khi chỉ cần 300k là có chứng chỉ SSL 1 năm rồi.
Xem thêm cách chuyển http sang https.
5. Sửa nội dung trùng lặp
Bọn mình vẫn đang cập nhật.
Nguồn tham khảo: https://ahrefs.com/blog/seo-checklist/
Anh em thương mến đọc và góp ý để bọn mình hoàn thiện bài viết nhé. Thân.
401 bình luận cho “SEO Checklist – [20 bước] Tối ưu hóa SEO Onpage hoàn chỉnh 2019”
Bình luận đã bị tắt.